Cà phê và truyền thống gia đình


Tôi không tự nhận mình là dân sành cà phê, cũng không phải là tín đồ cà phê, mà chỉ đơn giản là một người thích cà phê và tìm hiểu cà phê thôi. Chẳng biết tại sao nữa, chỉ biết loại thức uống này nó cuốn hút tôi lắm. Có lẽ vì có nhiều loại, nhiều cách pha chế hoặc theo phong trào. Mà kệ, cứ nói đơn giản nếu tôi biết lý do tại sao thích cà phê, thì tôi sẽ biết cách ngừng thích cà phê.

Thì đó là đoạn mở đầu không liên quan cho bài viết này. Giờ tôi sẽ nói về cà phê, một câu chuyện không mới mẻ nhưng nó là chính là một câu chuyện ý nghĩa để tôi suy ngẫm.

Ở Việt Nam ta, cà phê dường như là một phong trào với, nhà nhà đều có thể sở hữu giống như xe máy vậy. Tiền nhiều làm cái to, đầu tư hoành tráng. Tiền ít làm cái nhỏ, mở ra cho bớt nhàng rỗi. Ai có tiền cũng đầu tư 1 cái nho nhỏ với 1 quầy pha chế kích thước có thể là 80 x 200 x 80 (cao x dài x rộng, đơn vị cm), vài cái ghế đẩu và dăm ba cái bàn là có thêm một nguồn thu nhập rồi. Hay cao hơn là chuỗi cà phê, thành lập công ty hay tập đoàn chuyên kinh doanh cà phê như Trung Nguyên, High Lane, Phúc  Long, The Coffee House, Urban Station, . . . Ở góc độ này sự canh tranh cao hơn nhiều, nó đòi hỏi khả năng chiều lòng khách hàng, tạo ra sự khác biệt hay sáng tạo trong phong cách phục vụ và không gian, chú trọng vào chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí đầu tư và chi phi sản xuất, . . . ôi dời, đủ thức lắm cạc bạn ạ. Làm kinh doanh lớn thì còn nhiều thứ khác phải làm để có lợi nhuận cao như lách luật làm sao đóng thuế ít, hay chiếm được vị trí tốt của đối thủ, . . . Thật sự có rất nhiều thứ tồn tại trong việc kinh doanh cà phê, điều này chắc chắn những bạn nào đang, đã hay tìm hiểu về những mô hình kinh doanh cà phê sẽ hiểu thôi. Nhưng mà ở đây mình không bàn luận gì nó nha, chỉ nêu ra để chuẩn bị đến chuyên mục chính thôi.

Sự đa dạng hóa ngày càng phát triển, tính cạnh tranh ngay cũng càng cao vì sự phát triển của kinh tế, khẩu vị của thực khách. Nhưng đâu đó vẫn tồn tại một nơi giữ nguyên cách chế biến cà phê truyền thống gia đình. Đó là sự tình cờ được một người em giới thiệu một quán cà phê rang xay tại chổ. Một nơi được chia sẻ trên facebook, qua sự chia sẻ của những con người gìn giữ truyền thống gia đình tôi thấy nó đang quý như thế nào. Bởi vì cách làm truyền thống, "công nghệ chế biến thủ công", không vị trí đẹp, không thương hiệu và nhiều thứ không khác. Thì làm sao có thể cạnh tranh được với những quán cà phê hiện nay. 

Để có được một ly cà phê ngon, thì phải tốn hàng giờ dài rang, rồi xay, pha chế. Bán với gia vài ngàn để phù hợp với những vị khách quen thuộc, có thu nhập thấp. Thế nhưng vì sự yêu nghề, yêu cái giá trị văn hóa truyền thống gia đình, cái nghề của cha mẹ để lại đã đủ sức giúp họ vượt qua khó khăn, duy trì một ly cà phê truyền thống gia đình. Với tôi, tôi quý những con người gìn giữ văn hóa truyền thống lắm. Bởi vì, ta sinh ra và lớn lên tài giỏi cũng chính nhờ những cái nghề truyền thống gia đình. Đất nước ta có bản sắc văn hóa cũng chính nhờ những con người qúy trọng cái nghề truyền thống, cái mà truyền dạy qua các đời. Chúng ta có thứ để khoe với bạn bè thế giới, để được thế giới công nhận cũng chính là nhờ cái truyền thống được truyền và giữ qua bao thế hệ.

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet hiện nay, chúng ta bắt đầu dễ dàng hơn để tiếp cận với văn hóa của các nước bạn bè trong khu vực, xa hơn là các nước phương tây, cả thế giới. Điều đấy giúp chúng ta học tập và phát triển nhiều hơn, hòa nhập nhanh hơn khi sang một đất nước khác. Nhưng cũng có thể chính những điều đấy, sẽ làm ta quên đi giá trị của truyền thống gia đình, giá trị văn hóa của dân tộc. Ta xem nó không hiện điện, không tân tiến rồi chối bỏ, điều đó sẽ dần làm ta quên đi mình la ai, bản sắc văn hóa của mình ở đâu. Sự tiến bộ trong cách nghĩ, cách tân trong văn  hóa là điều cần thiết đề phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Nhưng mọi thứ lớn lao để bắt đầu từ cái nhỏ, dù công nghệ mới có phát triển đến mấy cũng khởi nguồn từ những công nghệ cơ sở. 

Qua câu chuyện về một gia đình lưu giữ cái nghề cà phê rang xay truyền thống giúp tôi hiêu ra hơn nhiều về ý nghĩa của gia đình, truyền thống của gia đình. Và lớn hơn là nét đặc sặc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Bởi vì đàn nguyệt, tì bà vẫn có thể chơi được nhạc EDM; bài hát dân giang làm nhạc nền cho các bài nhảy hiện đại; áo dài cách tân đề mang nét hiện đại hơn và phổ biến hơn. . .

Xin trích dẫn một câu trong cuốn sách "Lãnh đạo bằng sự khiêm nhường" để thay lời muốn nói: "Muốn mở ra một chân trời mới, chúng ta không thể lãng quên truyền thống và các hồi ức trong quá khứ"

#thuthachviet100ngay
Share This:    Facebook Twitter
Read More

Tôi thấy Sài Gòn sau 12 giờ đêm...







"Tôi thấy Sài Gòn sau 12 giờ đêm..." Đó là tất cả những gì tôi muốn nói về một thành phố hoa lệ. 

















Sài Gòn là thế, là thành phố lúc nào cũng nhộn nhịp và đông đúc người qua lại. Đó là cái nhìn đầu tiền khi tôi đến đây học tập.

Sài Gòn là lạ lẫm, đúng thế thật đấy. Sài Gòn thật sự lạ lẫm và xa lạ lắm. Những ngày đầu ở đây, những lúc bước chân ra đường với tôi mọi thứ lạ lẫm khác lạ, con người dường như chẳng ai quen ai, chỉ biết đi đến nơi ta cần đến, ăn cái thứ ta cần ăn, và rồi trả đi về thôi.

Sài Gòn là nỗi sợ, cái này có lẻ khó tả quá nhỉ. Bởi vì nỗi sợ mà. Đúng là nỗi sợ với những người mới bước chân đến đây, nhưng nó cũng là nỗi sợ đối với những người sinh ra ở đây. Bởi vì Sài Gòn là thế, nhờ thế mới tạo ra những con người như thế. Chính nỗi sợ đã giúp con người tồn tại, cảnh giác, đảm bảo an toàn, cứng rắn, vượt lên mọi thứ.

Sài Gòn là địa ngục, có lẻ là thế thật sự rồi. Sài Gòn tồn lại bao thứ gây mối hiểm nguy, tệ nạn xã hội, cướp giật, bạo hành, tai nạn, chặt chém, . . . Mọi thứ gợi lên như cơn ác mộng đối với con người nơi đây. Sống mà lúc nào cũng phải lo sợ thì khác gì địa ngục.

Sài Gòn là thân thuộc. Tại sao lại thân thuộc nhỉ? Sài Gòn là thế mà, chính nhờ sự lạ lẫm đã giúp ta cảm nhận được sự thân thuộc quý giá hơn bao giờ hơn. Những con người xa quê khi gặp được những người đồng hương, những người bạn tình cờ gặp ở một chốn đông người, những người hàng ngày rong ruổi ngoài đường tối về bên cạnh bữa cơm gia đình, những người đồng nghiệp chiều về ly bia bên vỉa hè, những con người cô đơn tìm thấy nơi bình yên. . . Khi mọi thứ ta thấy lạ lẫm nhưng những lúc tìm được cảm giác quen thuộc là ta thấy quý sự thân thuộc thật sự.

Sài Gòn là cuộc sống, chính những con người nơi đây tạo nên một Sài Gòn nhộn nhịp và đông đúc. Chính nhờ thế mới ta mới thấy cuộc sống của bao con người nơi đây, Sài Gòn đã cho ta thấy như thế nào là cuộc sống. Từ sự khổ cực đến sung sướng, từ nghề thấp kém đến cao sang, từ con người ăn mặc rách rưới đến con người ăn mặc sang trọng. . .

Sài Gòn là đó, đó là những gì ta có thể thấy khi mở mắt và rồi nhắm mắt lại khi hết một ngày. Nhưng tôi đã thấy một Sài Gòn khác sau 12 giờ đêm. . . Một Sài Gòn yên tĩnh, một Sài Gòn lặng yên chuyển mình để chuẩn bị một ngày mới bao thứ lại diễn ra như mọi ngày. Sau 12 giờ đêm là lúc mọi ánh đèn nhà dần tắt đi, mọi người chìm vào giấc ngủ trên chiếc giường thân thuộc, những  cuộc vui chơi dần tàn tiệc. Nhưng ta sẽ thấy một Sài Gòn khác lúc này hiện ra.

Những người công nhân quét rác cần hoàn tất công việc dưới ánh đèn và dọc trên các con người. Một chổ nào đấy là những người cũng phải tìm cho mình một chiếc giường thật êm bên cạnh ánh đèn điện đường, để kịp ngủ một giấc thật ngon để chuẩn bị một ngày lang thang kiếm sống. Những quán ăn đêm cũng sáng đèn để kịp bán cho những người không ngủ. 

Một nơi khác có lẻ sẽ đầy màu sắc hơn. Chính là những địa điểm vui chơi giải trí đêm, nơi những tràn ngập đồ ăn ngon, ánh sáng lung linh, nhạc nỗi sập sình và mọi người lắc lư theo nhạc. 

Một nơi khác là những nhóm hoạt động tự thiện, mang đến những hộp cơm tình nghĩa, những cái chăng ấm áp, những mòn quà thấm đậm tình người.

Một nơi khác là chỉ có thể hiện ra khi Sài Gòn sau 12 giờ đêm. . .

Khi chán ngấy Sài Gòn hiện tại, thì hãy thử ngủ một giấc thật đã để chuẩn bị cho Sài Gòn sau 12 giờ đêm nhé. . . Là lúc để ta khám phá một Sài Gòn khác. Và nhớ hãy chia sẻ một Sài Gòn khác mà bạn đã thấy cho chính bạn nhé.


#thuthachviet100ngay
Share This:    Facebook Twitter
Read More

[Chuyện miền tây] Cầu tõm, tõm tõm tõm.

Miền tây -  Vùng đất của những con người hiếu khách, chân chất và phóng khoáng. Nơi tôi đã từng được nghe nhiều câu chuyện thú vị về con người, cuộc sống nơi đây. Những câu chuyện có mỗi màu sắc khác nhau nhưng luôn làm tôi bị cuốn hút và muốn khám phá vùng đất này. Và đúng thật đấy, tôi cũng đã có cơ hội được đến Miền tây, đến nhiều tỉnh thành khác nhau của Miền tây, và có những trải nghiệm thú vị ở đây. 

Đến Miền tây, tôi được nghe về những cây câu, những cây cầu đã làm nên nét đặc trưng của nơi đây. Có lẽ chắc mọi người đều biết cầu Cần Thơ nỗi tiếng cả nước, hay cầu tre gắng bó với cuộc sống của người dân. Cây câu mà đã đi vào thơ ca, lời văn tiếng hát của bao con người nghệ sĩ.

"Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre
Làng bên, băng qua kinh nối tình miền quê."

Lời ru của mẹ: 

"Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi."

Ohhh! Nhưng mà tôi sẽ không nói về những cây câu đó đâu. Bởi vì nó quá thân thuộc và trở thành một thứ gì đó nghe quen tai lắm rồi các bạn ạ. Tôi sẽ nói về một cây câu khác cơ. Cây cầu đã mang đến cho tôi nhiều cảm xúc dân trào, nhiều ham muốn được trải nghiệm nó khi đến Miền tây dù chi được nghe đến thôi. Đó là cầu tõm. Cầu tõm đấy, chứ không phải cầu may, cầu đá, cầu khỉ, cầu chì gì đâu nha. Mà là cầu tõm - Tõm tõm tõm.

Có lẽ nhiều bạn sẽ cảm thấy là lạ về cái cầu có tên tõm này. Vì xưa nay chỉ có nghe cầu Cần Thơ, Sông Hàn, Tràng Tiền, Ánh Sao, . . . - Gọi theo tên được đặt. Hoặc cầu tre, treo, đá, phao, . . . - Theo đặc tính cấu tạo chính. Đúng đấy các bạn, ban đầu tôi nghe cũng cũng cảm thấy lạ lắm. Nhưng khi được nghe giải thích về cái cầu này thì tôi bật cười và ham muốn được thử cầu này lắm. Tôi sẽ mô tả về cây cầu này để các bạn hình dung nha. Cậu được cấu tạo có dạng hình hộp, chỉ sử dụng cho một người đi mà không phân biệt giới tính, vật liệu cấu tạo khá đơn giản và dễ kiếm, Có mái che để tránh mưa nắng nhưng không kín, bên dưới cầu là một hồ thủy sinh hoặc một con kênh nhỏ có nước chảy qua, khi đi cầu bạn sẽ nghe được những âm thanh kiểu như tõm tõm tõm. Đấy, mô tả xong rồi đấy, khả năng mô tả của tôi đến đây thôi. Các bạn hình dung ra được cây cầu chưa nào? Nếu chưa thì mọi thông tin chi tiết và hình ảnh minh họa thì hỏi bác google hoặc đứa bạn ở Miền tây nhé.

Sau bữa cơm trưa no nê và ăn đủ thứ là căng tròn cái bụng ra, lúc này 2 con mắt nhíu lại là chỉ muốn lăn ra ngủ thôi. Nằm trên chiếc võng đung đưa, những cơn gió chiều từ cánh đồng thổi vào cảm giác mang mát và kèm theo thoang thoáng mùi đồng lúa vùng quê thật dễ chịu đã đưa tôi vào cơn ngủ say. 

Xoay mình, vặn vẹo sau 1 một giấc ngủ thật sáng khoái thì 1 cảm giác thật khoái đã đến. Cơn đau bụng đã tìm đến tôi. Wow, nó đã đến rồi, cầu tõm ơi tao sẽ đến với mày. Nghe như thằng khùng nhỉ, đau bụng mà khoái lắm, thích thú lắm vì được đi cầu tõm. Tôi cầm lấy cuộn giấy trên tay, rồi đi thẳng ra chiếc cầu mà tôi đã canh me (hành động canh chừng, đưa một vật thể vào tầm ngắm) từ lúc thấy nó rồi. Bước vào và tận hưởng thôi nào. Tõm tõm tõm, thế là bao nhiều ưu phiên đã ra đi, ước nguyện được trải nghiệm cầu tõm đã thành hiện thực, một luồng gió nhẹ lướt qua đã cuốn đi bao mùi hương được tỏa ra, bên dưới là một cuộc chiến tàn khốc để tranh giành miếng ăn cơ đấy. Đúng thật nhỉ, cái gì lần đầu làm cũng lạ lẫm, nhưng tràn đầy sự sung sướng và dân trào cảm xúc, như được thõa mãn cái ham muốn của bản thân.

Tuy nhiên, câu tõm thì qua tôi nó thú vị thế đấy. Nhưng với người phương tây thì có lẽ nó chẳng được vệ sinh tý nào, vì không kín đáo, che chắn thô sơ, lại kiểu như lộ thiêng nữa chứ. Cầu tõm còn được một cái tên gọi khác nghe hay ho hơn là cầu cá. Vì bên dưới cầu là những con cá chờ đợi sẵn để chiến đấu. Mà kệ bọn tây, bọn người thành phố thích sống sạch sẽ đi. Vì đó là nét sống của dân Miền tây sông nước bây lâu nay mà, sao mà quên được nhỉ. Bọn nó không đi thì kệ chứ, đau bụng cho chạy đông chạy tây, ta đây cứ cầu tõm cho đời nhẹ vui.

Ờ đấy là cây câu mà tui cảm thấy thích thú nhất khi về Miền tây. Mà nghe cũng mất vệ sinh thật, nhưng mà kệ tui chứ. Tui thích nó vì nó là trải nghiệm mà tui muốn kể. 

Thôi được gồi, đến đây là hết gồi.

#thuthachviet100ngay
Share This:    Facebook Twitter
Read More