Trong thời buổi kinh tế canh trạnh, công nghệ đã giúp việc kinh doanh đã bớt mệt hơn nhờ những công cụ thu thập và phân tích số liệu, hệ thống tự động hoạt động. Nhưng đó là công cụ, là cái hoạt động bởi lập trình nên nó chỉ làm theo những điều kiện được thõa mãn. Vì thế, vẫn còn cần sự tham gia của con người vào việc tương tác với khách hàng.
Và tôi cũng đã có được một bài học về chuyện làm hài lòng của 2 bạn nhân viên tại cửa hàng tiện lợi Bách hóa XANH (Đường 27, Tân Phú, Hồ Chí Minh) thông qua cuộc đối thoại giữ nhân viên 1 (nv1) và nhân viên 2 (nv2). Chuyện là thế này:
" . . .nv1: Ê chị, hôm bữa có bà khách mua đồ. Em thấy bớt họ vài chục mà mua được 2 cái thì cũng lợi.nv2: Ừm. Chị thấy thế cũng được. Mình bớt họ vài chục mà mua được 2 cái thì họ cũng thích. Mình cũng có doanh số.nv1: Dạ đúng rồi, thường mua 1 cái mình cũng không lời nhiều. Giờ họ mua 2 cái, mình bớt một ít. Đổi lại mình có doanh số, họ cũng vui....nv2: Có lần có cô vào mua quá trời đồ, họ xin thêm túi đựng thì chị cũng cho thêm. Chứ tiết chi mấy cái bao.nv1: Em thấy đúng. Em nghĩ có chị em mình mới làm vậy. Khách cần mà thấy hợp lý thì cho, giảm giá được cái nào thì giảm. Chứ kỳ kèo, làm khó khách thì lần sau họ khó quay lại mua.nv2: Uhm. Chắc vậy nên chị em mình làm chung được. Chứ làm cùng ca với mấy đứa khác khó,. . .nv2: Nói chung mình làm cái gì tốt cho khách thôi.. . ."
Đó là đoạn đối thoại tôi lắng nghe được. Trên đấy là trích ra những câu, đoạn tôi cảm nhận được giá trị mà họ muốn mang đến cho khách hàng. Và một phần cũng không nhớ hết nói gì, ấn tượng cái gì thì ghi cái đấy thôi. Có khi biến tấu thêm nữa.
Đấy, cuộc trò chuyện giữa 2 bạn nhân viên này làm tối thấy khá thú vị và có phần ấn tượng. Bởi vì ngay cả nhân viên bán hàng tại cửa hàng, có thể nói vị trí thấp và ít lương nhất trong công ty có suy nghĩ như vậy. Đặt lợi ích khách hàng, sẵn hàng làm hài lòng khách hàng nhưng hợp lý.
Đấy, cuộc trò chuyện giữa 2 bạn nhân viên này làm tối thấy khá thú vị và có phần ấn tượng. Bởi vì ngay cả nhân viên bán hàng tại cửa hàng, có thể nói vị trí thấp và ít lương nhất trong công ty có suy nghĩ như vậy. Đặt lợi ích khách hàng, sẵn hàng làm hài lòng khách hàng nhưng hợp lý.
Qua câu chuyện này, mình nghiệm ra 2 vấn đề.
Một là dám cho đi thì mình sẽ nhận lại được. Trong làm ăn, nếu chúng ta biết cách cho đi khôn khéo và đúng, thì những gì cho đi sẽ được bù đắp lại xứng đáng. Hay cung cách ta phục vụ khách hàng sẽ tương ứng với số thu nhập ta có được. Ở câu chuyện trên tôi suy nghĩ rằng, nếu 2 bạn nhân viên đấy phục vụ tốt, sẵn hàng làm hài lòng khách hàng, mang đến những giá trị cho khách hàng. Thì chuyện doanh số hàng tháng chắc chắn sẽ cao, cũng như để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Lúc này sẽ có những vị khách hàng trung thành, và chính họ cũng đóng góp tới 80% doanh số bán hàng. Với quy luật 80/20 thì đều đấy sẽ đúng. Với những gì họ học và làm được sẽ tạo ra 20% khách hàng trung thành mang đến 80% lợi nhuận.
Quay vấn đề đầu tiên đã giúp mình hiểu hơn về giá trị từ 2 cuốn sách Người dám cho đi và Quy luật 80/20. Nó thật sự ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.
Hai là tôi nhận thấy rằng ban lãnh đạo của Bách hóa XANH có thể đã truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên. Đào tạo ra những con người làm giỏi từng vị trí, làm tốt và tốt hơn. Bời vì tôi đến nhiều cửa hàng, hệ thống bán hàng và người tôi thường gặp sau cánh cửa chính là nhân viên ban hàng. Nhưng mấy nơi có thể tạo ra những nhân viên làm việc có suy nghĩ và đặt lợi ích khách hàng lên trên.
Cuộc sống luôn mang đến cho ta những bài học thật quen thuộc. Chỉ cần quan sát xung quanh, lắng nghe thật sự sẽ giúp chúng ta học được rất nhiều từ cuộc sống.
#thuthachviet100ngay
#thuthachviet100ngay